Kinh doanh quán cafe là một trong những công việc được nhiều người chọn lựa bởi công việc này có thể kết nối lòng đam mê yêu thích cafe, thích sáng tạo trong pha chế và yêu thích trong kinh doanh. Tuy nhiên, từ ý tưởng kinh doanh đến hiện thực hóa ý tưởng này và mong muốn đạt hiệu quả kinh doanh như mong muốn thì bạn cần được rèn dũa và đúc kết nhiều kinh nghiệm.
Trong bài viết này, Cafe Ông Bi xin chia sẽ đến bản 18 kinh nghiệm mở quán cafe từ đó giúp bạn cải thiện và thuận lợi hơn trong quá trình hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh quán cafe của mình.
1. Lựa chọn hình thức kinh doanh cà phê
Bạn có thể tham khảo 3 mô hình kinh doanh quán cafe sau:
Kinh doanh nhượng quyền
Đây là mô hình kinh doanh có sẵn, bạn sẽ tận dụng được nguồn lực vốn có của thương hiệu như tên tuổi, thị phần, công thức, cách vận hành…Với một khoản phí nhất định, bạn đã có thể cho quán đi vào hoạt động khi đáp ứng đủ các yêu cầu của thương hiệu.
Các thương hiệu cafe nhượng quyền nổi tiếng có thể kể đến như: Trung Nguyên Coffee, Highlands Coffee, Cộng Cà Phê, Milano Coffee…
Kinh doanh thương hiệu cá nhân
Đầu tư vào một quán cà phê đang cần sang nhượng, bán lại là một cách khác để bạn kinh doanh quán cà phê đạt hiệu quả khi có thể tiến hành kinh doanh ngay và sở hữu lượng khách hàng quen của quán.
Với hình thức này, bạn chỉ cần chú trọng cải tạo và đầu tư vào các trang thiết bị, cải thiện những phần còn thiếu sót của quán. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một quán cafe đang kinh doanh có lợi nhuận thì việc cần sang nhượng lại là một việc không dễ dàng.
Mua lại thương hiệu
“Bắt đầu từ con số 0”, thương hiệu cá nhân đòi hỏi ở bạn không chỉ dừng lại ở sự đam mê mà còn đòi hỏi nhiều ở sự nỗ lực và kiên trì. Tuy khó khăn là thế nhưng hình thức kinh doanh này lại có tiềm năng nhất và có thể tối ưu hóa lợi nhuận tốt nhất.
Đặc biệt, hình thức kinh doanh này sẽ cho bạn những kinh nghiệm mở quán cafe quý giá khi tất cả mọi việc đều do bản thân sắp xếp và thực hiện. Bạn có thể tạo nên thương hiệu cafe cá nhân, lựa chọn mô hình kinh doanh, định hình phong cách quán, đối tượng khách hàng mà bản thân hướng đến…
2. Nghiên cứu về thị trường kinh doanh cafe trong nước
Nghiên cứu thị trường sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi mở quán cafe bắt đầu từ đâu? Khi nghiên cứu thị trường thì bạn cần quan tâm đến hai yếu tố chính sau: Khách hàng tiềm năng và đối thủ cạnh tranh của bạn là ai.
Xác định rõ khách hàng tiềm năng là yếu tố hàng đầu mà bạn cần nghiên cứu và xác định rõ khi kinh doanh quán cafe. Đây cũng là yếu tố hàng đầu giúp bạn định hình được hình thức kinh doanh quán cà phê, phong cách của quán. Bên cạnh đó đối tượng khách hàng còn giúp bạn xác định được quy mô của quán khi xác định được tần suất ghé quán, thói quen…

Một số thông tin giúp bạn xác định khách hàng tiềm năng của quán có thể kể đến như:
- Đối tượng khách hàng: Phần lớn là ở nam giới và có độ tuổi từ 16 – 39 tuổi.
- Tần suất ghé quán: Khoảng 2 lần/ tuần.
- Thói quen chọn quán: Nữ giới thường có xu hướng chọn những quán cafe trẻ,có không gian đẹp. Nam giới thường chọn những quán cà phê truyền thống, đề cao về chất lượng cà phê.
- Thời điểm uống cà phê: Thông thường, chúng ta thường dùng cà phê vào buổi sáng và vào buổi trưa hay chiều tối vào những ngày cuối tuần.
Bên cạnh đó, nghiên cứu đối thủ cũng là yếu tố mà bạn cần nghiên cứu. Hãy nghiên cứu xem quán cà phê cùng phân khúc với bạn đang kinh doanh những gì, họ có điểm gì độc đáo, yếu tố nào giúp họ thu hút khách…Từ các thông tin đã phân tích, bạn có thể tìm ra hướng đi dành cho mình và khắc phục những khuyết điểm của đối thủ.
3. Lên kế hoạch – Một trong những kinh nghiệm mở quán cafe quan trọng nhất
Khi bạn hiểu về cafe, đã lên được menu, có công thức pha chế của riêng mình thì bạn có thể tự tin mở quán cà phê. Tuy nhiên, để kinh doanh quán cafe hiệu quả và mang về lợi nhuận thì kế hoạch kinh doanh là không thể thiếu. Kế hoạch kinh doanh càng chi tiết và cụ thể thì các rủi ro cũng sẽ được hạn chế một cách tốt nhất
Dưới đây là những điều cần biết khi mở quán cafe bạn có thể tham khảo:
- Xác định tệp khách hàng tiềm năng để đưa ra thói quen, sở thích của họ.
- Lựa chọn mô hình cafe kinh doanh.
- Xác định đối thủ cạnh tranh để đưa ra các chiến lược kinh doanh cho quán của mình.
- Sự khác biệt của chất lượng sản phẩm của bạn so với đối thủ.
- Cụ thể các bước theo thứ tự thực hiện trước khi mở quán: ,Thuê mặt bằng, chuẩn bị các dụng cụ cần thiết, thiết kế phong cách quán.
- Tìm kiếm nguồn cung cấp cafe và các nguyên liệu cần thiết khác
- Chuẩn bị về giấy tờ pháp lý: giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm…
- Xác định quy mô để thuê nhân viên.
- Xác định nguồn vốn.
- Ước tính về thời gian thu hồi vốn.
4. Dự trù về chi phí kinh doanh
Theo kinh nghiệm mở quán cafe từ những người đi trước thì vốn là vấn đề cần tính toán chi tiết trước khi mở quán. Việc dự trù về chi phí sẽ giúp bạn dự trù các chi phí và quản lý tài chính hiệu quả.
Các khoản chi phí chắc chắn sẽ phải nắm rõ các chi phí sau:
- Chi phí thuê mặt bằng.
- Chi phí vật dụng trang trí.
- Chi phí các trang thiết bị cần thiết như: máy pha cafe, máy đánh kem, tách cafe…
- Chi phí thuê nhân viên.
- Chi phí nguyên vật liệu.
- Chi phí marketing.
Những khoản phí này sẽ giúp bạn khái quát được nguồn vốn cần bỏ ra, chi phí cụ thể còn phụ thuộc vào mô hình kinh doanh để ước tính chi phí chính xác và chủ động nguồn vốn cần bỏ ra.
5. Xác định phân khúc khách hàng
Một quán cafe không thể phục vụ hết tất cả các đối tượng khách hàng. Xác định phân khúc khách hàng sẽ giúp bạn định giá đúng sản phẩm mình cung cấp, phong cách trang trí và có chiến lược truyền thông hiệu quả. Do đó, xác định phân khúc khách hàng là bước quan trọng hàng đầu và thường được những người có kinh nghiệm chia sẻ trong kinh nghiệm mở quán cafe của mình.

Một số câu hỏi giúp bạn trả lời chính xác cho câu hỏi phân khúc khách hàng mà bạn hướng tới là ai gồm:
- Khách hàng của bạn là ai, họ ở độ tuổi nào?
- Thói quen, nhu cầu của họ là gì?
- Thu nhập của họ là bao nhiêu?
- Nghề nghiệp của họ là ai?
- Sở thích của họ là gì?
6. Lựa chọn mô hình kinh doanh
Mô hình quán cafe sẽ quyết định phong cách decor quán mà bạn muốn thể hiện, đối tượng khách hàng bạn hướng đến là ai.
Hiện nay có rất nhiều mô hình cafe và bạn có thể lựa chọn các mô hình sau:
- Quán cafe kiểu workshop.
- Quán cafe take away
- Mô hình cafe container
- Mô hình thương hiệu cafe cá nhân
- Mô hình quán cafe acoustic
- Cafe sân vườn.
7. Có kiến thức về quản trị và vận hành quán cafe
Với bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào thì chủ sở hữu nên tham gia trực tiếp vào công việc quản lý hoạt động kinh doanh, quản lý nhân viên. Chủ quán có mặt trực tiếp tại cửa hàng cũng sẽ giúp nhân viên làm việc tốt nhất và điều này khá quan trọng khi quán mới mở.
Nếu bạn không thể trực tiếp đến cửa hàng thường xuyên thì bạn nên tìm một người quản lý với kỹ năng và thái độ làm việc chuyên nghiệp.
8. Xác định vị trí kinh doanh rất cần thiết cho kinh nghiệm mở quán cafe
Vị trí mặt bằng gần khu trung tâm
Với kinh nghiệm mở quán cafe thành công thì bạn cần có một vị trí kinh doanh phù hợp. Khi tìm mặt bằng kinh doanh quán cafe bạn có thể tìm mặt bằng với các tiêu chí sau:
- Vị trí trung tâm dễ dàng tiếp cận với khách hàng.
- Vị trí mặt tiền và có mật độ giao thông đông đúc.
- Lựa chọn vị trí có không gian phù hợp với mô hình quán cafe mà bạn lựa chọn.
Để tìm kiếm một mặt bằng ưng ý thì bạn cần dành nhiều thời gian tìm kiếm tại nhiều khu vực, địa điểm, lưu lượng giao thông… Bởi nhiều quán cafe có lượng khách đông đúc vì có mặt bằng tốt và bạn cũng nên chọn mặt bằng gần với khách hàng mục tiêu mà bạn hướng đến.
Đối với kinh doanh quán cafe thì tỉ lệ thành công sẽ tăng lên rất nhiều khi có vị trí thu hút khách hàng vì mặt bằng sẽ tiếp cận khách, vị trí giao thông thuận lợi.

Nơi có mật độ giao thông cao
Khi thuê mặt bằng tại vị trí trung tâm thì đồng nghĩa với việc tiền thuê mặt bằng sẽ tăng theo giá trị tại vùng đó. Không nhất thiết phải là vị trí trung tâm mới có thể mang lại lợi nhuận tốt.
Mặt tiền lý tưởng để mở quán cafe là những nơi có tầm nhìn tốt và có thể hoạt động theo giờ của riêng mình và không bị phụ thuộc vào vào khung giờ hoạt động của một bên khác áp đặt.
Nơi có bãi giữ xe rộng rãi
Một lưu ý nữa là khi quán bạn được đặt tại vị trí có mật độ giao thông cao nhưng lại rất bất tiện để khách dừng lại và ghé vào quán hoặc khó khăn trong việc tìm kiếm bãi đậu xe thì sẽ rất khó để lôi kéo khách hàng ghé quán.
Lý tưởng nhất là mặt bằng của quán thuận tiện di chuyển, có view dễ dàng nhìn ra các con phố, không gian đỗ xe rộng rãi.
9. Có kiến thức về cà phê
Đơn giản nhất chính là bạn phải có kiến thức nhất định về các loại cafe, hiểu về hương thơm, hàm lượng cafe trong mỗi loại. Từ những kiến thức về cafe này sẽ giúp bạn biết nên chọn phương pháp pha chế nào là phù hợp hoặc cách mix các loại cafe với nhau để tạo nên hương vị đặc trưng của quán, thỏa mãn hương vị khách hàng mong muốn.
10. Phong cách kiến trúc độc đáo
Phong cách kiến trúc của quán sẽ giúp bạn ghi lại dấu ấn trong lòng khách hàng bởi nét đặc trưng của quán mình. Bên cạnh sự độc đáo của lối kiến trúc thì khi thiết kế và trang trí quán cafe thì bạn cũng cần lưu ý đến công năng của từng khu vực để có thể tận dụng không gian một cách tốt nhất.
Bạn có thể thuê kiến trúc sư chuyên nghiệp để có khong gian quán như ý nhé!
11. Đa dạng về menu
Đa dạng về menu đồ uống – Kinh nghiệm mở quán cafe quý giá
Tùy vào phong cách và mô hình kinh doanh quán cafe mà bạn theo đuổi mà menu của bạn sẽ có sự khác nhau nhất định. Tuy nhiên, để khách hàng dễ dàng lựa chọn thức uống và ghi lại dấu ấn với điểm khác biệt thì quán cafe của bạn cần có nhóm đồ uống “quen thuộc” và nhóm đồ uống “độc quyền” trong menu.
- Các món đồ uống quen thuộc thường là: Cafe đen, cafe sữa, cafe truyền thống, các loại nước ép…
- Các món đồ uống “độc quyền” sẽ phụ thuộc vào phong cách quán mà bạn theo đuổi, nhóm khách hàng hướng đến mà đầu tư vào nghiên cứu công thức độc quyền của quán.
Đa dạng về các món đồ ăn nhẹ
Một chìa khóa nâng cao tỷ lệ thành công được nhiều chủ quán chia sẻ trong kinh nghiệm mở quán cafe của mình chính là việc mở rộng menu với các món ăn kèm. Dưới góc độ kinh doanh thì các món ăn này sẽ giúp bạn tối ưu hóa lợi nhuận và đa dạng nguồn doanh thu.
Bạn có thể trưng bày các món này tại quầy order để thu hút sự chú ý của khách hàng, từ đó khơi gợi và kích thích họ hành động mua hàng. Có thể kết hợp giảm giá khi khách hàng mua nước và món ăn kèm để tăng khả năng mua hàng của khách.
12. Định giá sản phẩm
Định giá không đúng về sản phẩm của mình là một trong những nguyên nhân khiến việc kinh doanh không mang lại kết quả như mong muốn.
Để định giá đúng về sản phẩm của mình thì bạn cần thỏa mãn các yếu tố như giá vốn, khấu hao tất cả các chi phí và định giá trên mức độ cạnh tranh. Tuy nhiên, rất khó để chúng ta định giá chính xác ngay từ lần đầu mà cần dựa vào sự khiếu nại của khách và dựa vào giá của đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
Trường hợp sản phẩm của bạn chất lượng thì nên cho khách hàng thấy được những giá trị đó để họ biết rằng số tiền mình bỏ ra tương xứng với giá trị sản phẩm mà họ nhận về.

13. Chú ý đến hoạt động truyền thông
Khai trương quán cafe là một hình thức marketing để khách hàng biết đến thương hiệu cafe của bạn. Tuy nhiên, để duy trì và níu chân khách hàng thì bạn nên áp dụng các chương trình khuyến mãi, chương trình tri ân, thẻ thành viên… để khách hàng nhớ đến thương hiệu của mình.
14. Chất lượng dịch vụ
Bên cạnh chất lượng sản phẩm thì chất lượng dịch vụ là yếu tố không thể chủ quan khi chính những dịch vụ này sẽ tiếp xúc trực tiếp và để lại dấu ấn trong lần đầu tiên khí ghé quán.
Thái độ niềm nở khi chào đón, tôn trọng không gian riêng tư và tránh làm phiền khách hàng đã thể hiện được chất lượng dịch vụ mà bạn mang đến khách hàng.
15. Theo dõi các con số và có điều chỉnh kịp thời
Với kinh nghiệm mở quán cafe được chia sẻ, đặc biệt là những quán cafe mới kinh doanh thì việc theo dõi chặt chẽ về hoạt động kinh doanh và doanh thu thì đây là việc rất cần thiết. Thông thường, các quán cafe kinh doanh thất bại thường không đến từ hương vị cafe mà đến từ lý do tài chính, chi phí quá cao, quản lý chi phí không có kế hoạch…
Đứng trên vị trí là chủ doanh nghiệp thì bạn cần liên tục cập nhật thông tin về ngành, tìm phương hướng kinh doanh cho riêng mình để tăng khả năng cạnh tranh. Trong ngành F&B thì tỷ suất lợi nhuận thường rơi vào khoảng 10% – 15%. Và để duy trì và tối đa hóa lợi nhuận thì bạn cần nắm rõ về doanh thu, lợi nhuận để có kế hoạch chi tiêu phù hợp.
16. Lên danh sách các vật dụng cần thiết
Tùy vào hình thức và mô hình kinh doanh quán cafe mà bạn sẽ có các trang thiết thị khác nhau. Các trang thiết bị như máy pha cafe bằng áp suất, các dụng cụ pha Syphon, phin cafe, máy xay cafe… Và để đầy đủ các trang thiết bị cần thiết thì bạn có thể trả lời các câu hỏi sau: kinh doanh quán cafe cần những gì, mở một quán cafe nhỏ cần những gì…

17. Chuẩn chị các giấy tờ pháp lý
Tiếp theo, giấy tờ pháp lý là một trong những điều cần lưu ý khi mở quán cafe. Về cơ bản, khi mở quán cà phê bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Giấy phép kinh doanh lĩnh vực cafe mà bạn đang làm.
- Giấy chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Xác nhận các loại thuế phải nộp cho nhà nước.
18. Chú trọng đầu tư vào hình thức mang về
Chiếm phần trăm khá lớn trong tỷ lệ doanh thu của quán chính là khách hàng mua về. Do đó, hãy chú trọng hơn vào nhóm khách hàng này để không bỏ qua bất cứ khách hàng tiềm năng nào của quán.
Bao bì, cách đóng gói chính là những trải nghiệm mà nhóm khách hàng này đánh giá về chất lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm bên bạn nên hãy chú trọng vào vấn đề này nhé!
Bài viết này, Cafe Ông Bi đã chia sẽ đến bạn 18 kinh nghiệm mở quán cafe. Hy vọng với những kinh nghiệm này sẽ giúp bạn thuận lợi trong việc kinh doanh quán cafe của riêng mình.

Xin chào, mình tên Duy Digital – founder của CÀ PHÊ ÔNG BI. Là người thích thưởng thức cà phê nên thương hiệu CÀ PHÊ ÔNG BI ra đời không chỉ mang đến cho người dùng những sản phẩm chất lượng với giá thành hợp lý mà còn chia sẻ những kiến thức hữu ích về cà phê. Hy vọng bạn sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc chọn được loại hợp GU, an toàn khi sử dụng!