Cà phê Arabica là gì? 5 loại Arabica bạn phải biết

Cà phê Arabica không đắng đậm nhưng thơm mộc mạc, điểm nổi bật nhất của cà phê Arabica chính là có hàm lượng caffeine tương đối thấp hơn các giống cà phê khác. Bên cạnh đó, cafe Arabica còn có hậu chua thanh và hương thơm ngào ngạt thích hợp với sở thích của đại đa số người yêu thích cà phê.

Cà phê Arabica có nguồn gốc từ đâu

1-Ca-phe-Arabica-duoc-trong-nhieu-nhat-tai-Da-Lat
Cà phê Arabica được trồng nhiều nhất tại Lâm Đồng, Đà Lạt

Cà phê Arabica có nguồn gốc ban đầu từ phía Tây nước Cộng hòa Dân chủ Ethiopia, Châu Phi và du nhập vào nước ta từ thế kỷ 19 bởi người Pháp. Có lịch sử phát triển lâu, tính đến thời điểm hiện tại cà phê Arabica được trồng thành nhiều loại khác nhau.

Mỗi loại có những đặc trưng riêng thích hợp với từng gu tiêu dùng khác nhau, làm nên sự đa dạng của các chủng loại cà phê. Hiện nay, ở nước ta, cà phê Arabica được tập trung trồng chính tại 3 khu vực, bao gồm:

  • Điện Biên-Sơn La: nơi có lịch sử trồng cà phê hàng trăm năm với đất đỏ bazan và độ cao thích hợp
  • Quảng Trị-Nghệ An: nơi có sự đặc trưng về hương vị cà phê, giống được trồng nhiều nhất là Catimor.
  • Đà Lạt (Lâm Đồng): nơi có diện tích trồng cà phê lớn nhất nước, bao gồm nhiều khu vực khác nhau mang đến hương vị cà phê thơm ngon, hảo hạng.

Khái quát cà phê Arabica

Cà phê arabica có tên khoa học Coffea arabica là loại cây thích hợp trồng ở độ cao 1.000 m – 1.500 m so với mực nước biển. Cây sinh trưởng tốt nhất ở khu vực có đất đỏ bazan, có chiều cao trưởng thành từ 4 m đến 6 m. Ở Việt Nam, Arabica còn được gọi là cà phê chè, và có hàm lượng caffein tương đối thấp hơn loại Robusta ( từ 1% đến 2%).

Tuy nhiên, vì phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường, cùng đặc trưng về khí hậu, do đó, so với tổng sản lượng cà phê hàng năm, nước ta nhìn chung là nơi sản xuất ít dòng Arabica (chỉ khoảng 10% tổng sản lượng cà phê). Trong khi đó, tại những quốc gia khác như Bồ Đào Nha hoặc Colombia, cà phê Arabica được xem như sản phẩm cà phê chủ yếu.

Arabica Cầu Đất
Hạt cà phê Arabica

Phân loại cà phê Arabica

Điểm nổi bật chung về hình dáng của các loại cà phê Arabica chính là hơi dài hơn những hạt cà phê thông thường. Và ngoại hình của các giống Arabica hầu như tương tự nhau khó để phân biệt, chỉ khi uống cam nhận mới nhận ra. Tại nước ta hiện nay đang phổ biến các loại Arabica sau:

Typica

Có sản lượng hạn chế nhất tại Việt Nam do năng suất kém, mỗi năm trung bình chỉ sản xuất được 3 tấn Typica. Điểm nổi bật của loại cà phê Arabica này chính là vị đắng pha ngọt đặc trưng quyện với hậu chua thanh nhiều người yêu thích.

Bourbon

Bourbon – giống từ Pháp, cho năng suất tốt hơn Typica từ 20% – 30%  và bắt đầu được trồng tại nước ta vào những năm cuối của thế kỷ 19. Cây sinh trưởng tốt tại nơi có độ cao 1.000 m – 2.000 m so với mực nước biển và có chất lượng không kém so với Typica. Điểm độc đáo của những hạt Bourbon nằm ở vị chua thanh do lượng axit hữu cơ mang lại. Đồng thời, Bourbon cũng có hương thơm hấp dẫn được đánh giá cao trong các sản phẩm cà phê tại Việt Nam.

Catimor

Giống Catimor của cà phê Arabica là gì? Catimor là giống cây được lai tạo giữ Arabica và Robusta có nguồn gốc Bồ Đào Nha bắt đầu được trồng tại nước ta vào thế kỷ 20 (1984). So với các giống cà phê khác, Catimor cho năng suất cao hơn bởi ngoài chống chọi tốt với sâu bệnh còn kháng được bệnh gỉ sắt hay gặp. Thế mạnh của giống cà phê này nằm ở hương thơm rất nồng nàn, tuy nhiên về hương vị có lẽ vẫn kém hơn Typica một phần.

Moka

Có thể nói nhắc đến Arabica là không thể không nhắc đến Moka. Moka cũng là một giống được người Pháp du nhập vào nước ta những năm 1930. Cây cà phê Moka chủ yếu được trồng tại khu vực Cầu Đất – Lâm Đồng. Với đặc thù là cây thuần chủng Arabica kèm thêm yêu cầu khắc nghiệt về chất lượng đất và độ cao nơi trồng, giống Moka rất khó trồng và nhân giống. Chính vì vậy sản lượng Moka tại nước ta rất rất ít.

Chính vì vậy khả năng cung ứng giống Moka ra thị trường là không cao, giá thành giao động từ 600,000 – 1 triệu đồng /ký. Trên thị trường hiện nay có nhiều nơi rao bán chỉ 100-300 ngàn/kg, các bạn nên cân nhắc kiểm tra thật kỹ tránh mua phải hàng không phải Moka chính gốc.

Catuai

Catuai là một trong những giống cà phê Arabica lai tạo và được du nhập vào nước ta cùng lúc với Catimor trong thế kỷ 20. Cây cho năng suất cao, thích ứng tốt với thời tiết khắc nghiệt và rút ngắn thời gian thu hoạch. So với Catimor, Catuai thơm đậm đà hơn, vị ngon hơn nhưng vẫn chưa sánh được giống cây nguyên thủy.  

Quy trình chế biến cà phê Arabica

Tùy vào cách sử dụng khác nhau mà cà phê Arabica sẽ được áp dụng phương pháp chế biến thích hợp. Trong thực tế, cà phê thường được sản xuất dưới dạng hạt rang sẵn hoặc bột cà phê xay sẵn. Đi kèm theo đó, mỗi cách chế biến sẽ giúp cà phê có hương vị và chất lượng khác nhau. Cụ thể, phổ biến nhất là 3 cách sau:

Chế biến cà phê Arabica khô

Thời gian chế biến trung bình khoảng một tháng để giảm độ ẩm xuống còn khoảng 13%. Cà phê chín sau khi được thu hoạch sẽ trải qua giai đoạn làm sạch, loại bỏ tạp chất, bụi bẩn, đất đá, cành lá,…sau đó được sấy khô bằng máy.

Cà phê Arabica chế biến khô
Cà phê Arabica chế biến khô

Chế biến cà phê Arabica bán ướt (Semi-washed)

Hạt cà phê được làm sạch, loại bỏ tạp chất, đánh xát tươi bằng máy để làm sạch một lượng nhớt nhất định. Sau đó, những hạt cà phê được tiến hành phơi khô hoặc mang đi sấy bằng máy và đóng gói.

Chế biến cà phê Arabica ướt (Full Washed)

Hạt cà phê chín được làm sạch, loại bỏ hoàn toàn thịt quả sau máy chuyên dụng, sau đó được ủ lên men bằng nước để tách hoàn toàn chất nhầy. Cà phê tiếp tục trải qua quá trình sấy khô hoặc phơi khô để đạt độ ẩm còn 12%, trải qua xay xát để lấy nhân và đóng gói. Quá trình sản xuất đòi hỏi nhiều công phu phức tạp khiến giá thành cà phê Arabica chế biến ướt trở nên đắt đỏ hơn các sản phẩm khác.

Các dòng cà phê nguyên chất thuộc loại Arabica bên mình cung cấp được chế biến theo phương pháp này. Vì vậy khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận rõ hương thơm đặc trưng của cà phê Arabica.

Cách chế biến ướt
Cách chế biến ướt

Cafe Arabica và Robusta kết hợp như thế nào

Giống cà phê Robusta có hàm lượng caffeine gần gấp đôi so với Arabica, nên điểm khác nhau dễ nhận thấy nhất là Robsta vị đậm, đắng, nặng “đô” hơn Arabica. Vì vậy để tạo ra được gu và phê độc đáo, người ta kết hợp hai loại này lại theo các tỷ lệ nhất định. Và đây cũng được xem là bí quyết riêng của từng quán để tạo ra GU riêng. Dưới đây là các gợi ý để bạn có thể dễ dàng mix 2 loại cà phê này.

  • Tỷ lê Arabica nhiều hơn Robusta: Nếu bạn cần một loại cà phê có hương sâu, vị bền, hậu thanh chua, nhưng vẫn có vị đắng đậm đặc trưng thì tỷ lệ Arabica nhỉnh hơn Robusta là hợp lý.
  • Tỷ lệ Robusta nhiều hơn Arabica: Đây là tỷ lệ phù hợp với GU người Việt – đậm đắng, thanh chua hậu vị.
  • Tỷ lệ Robusta bằng Arabica: Với tỷ lệ này người dùng có thể cảm nhận được đầy đủ đặc trưng của 2 loại cà phê.

Trên đây là các gợi ý, tùy vào GU mà bạn cân chỉnh tỷ lệ phù hợp.

Lời kết

Trên đây là thông tin khá chi tiết về giống cà phê Arabica. Đặc biệt hiện tại bên mình đang cung cấp cà phê Arabica Cầu Đất được chế biến fullwash. Đặc trưng cà phê Arabica bên mình có vị thơm đậm đà, hậu chua thanh nhẹ cùng vị đắng vừa phải rất thích hợp với khẩu vị của những người yêu thích cà phê rang xay nguyên chất.

Nếu các bạn muốn thưởng thức dòng cà phê Arabica Cầu Đất chính hiệu 100% hãy đặt hàng ngay trên website hoặc liên hệ với mình để được tư vấn chi tiết hơn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trả lời