Cà phê cherry mang hương vị khác biệt khi có chút thoang thoảng hương mít, tuy nhiên khi nếm thì ta lại cảm nhận được vị của socola kết hợp cùng một chút chua ngọt của trái cây chín. Chính sự đặc biệt trong hương vị mà cafe cherry đã để lại dấu ấn đặc biệt trong lòng những người yêu thích cà phê.
Cà phê cherry là gì?
Cà phê cherry (cà phê mít) có tên khoa học là Coffea Liberica hay Coffea Excelsa. Loại cà phê này có thể thích nghi với nhiều kiểu khí hậu khác nhau và kháng lại sâu bệnh rất tốt.
Cà phê cherry thuộc họ thiến thảo, cà phê mít là cái tên đã được Việt hóa bởi sự giống nhau giữa thân và lá của cafe cherry so với cây mít.
Đôi nét về cafe cherry
Nguồn gốc xuất xứ của cafe cherry
Cafe cherry được phát hiện lần đầu là vào năm 1843 tại Liberia thuộc Trung Phi và du nhập vào Philippines vào thế kỉ 18 bởi người Tây Ban Nha.
Đến những năm cuối của thế kỉ 19, do sự tàn phá của bệnh gỉ sắt của giống cà phê Arabica mà cafe cherry đã được trồng tại Indonesia. Hiện nay, hầu hết cây cà phê Liberica được trồng nhiều tại Malaysia, Indonesia và Philippines trong khi các cây khác được trồng nhiều tại Châu Phi và Ấn Độ.
Tuy nhiên, tổng sản lượng tiêu thụ của loại cà phê cherry chỉ chiếm 1% tổng sản lượng cafe trên thế giới bởi vị chua khá cao, do đó giống cà phê này được trồng rất ít.
Cafe cherry được trồng chủ yếu ở khu vực nào của Việt Nam?
Tại Việt Nam, cafe cherry được trồng chủ yếu ở các tỉnh Nghệ An, Gia Lai, Kon Tum. Caffe cherry có khả năng chịu hạn, khả năng sinh trưởng, kháng sâu bệnh và dễ dàng thích nghi với khí hậu nên được trồng chủ yếu tại các tỉnh có thổ nhưỡng thích hợp trồng các loại cây công nghiệp để tối ưu hóa diện tích. Đây cũng là lý do tại sao cafe cherry không được trồng nhiều tại các “thủ phủ” cà phê như Đăk Lăk hay Buôn Ma Thuột.
Mục đích chính của việc trồng cà phê cherry là để làm gốc ghép và làm lá chắn cho những loại cafe có sức chịu đựng kém hơn như cà phê vối và cafe chè.
Đặc điểm sinh học của giống cà phê cherry
Cafe cherry trưởng thành có chiều cao từ 2 – 5m và có thể cao lên đến 15m nếu mọc ở ngoài tự nhiên. Khác biệt hẳn với cà phê vối, cafe cherry có thân, lá và quả rất to. Cà phê cherry sinh trưởng tốt nhất ở độ cao 800 – 100m, nhiệt độ từ 25 – 30 độ C và có lượng mưa trên 100mm/ năm.
Với những đặc điểm nổi bật như khả năng sinh trưởng, khả năng chịu hạn, khả năng kháng sâu bệnh mà giống cà phê này thường được trồng quảng canh và được nhà vườn sử dụng làm gốc ghép cho các loại cà phê khác.
Thông thường, một cây cafe cherry trưởng thành thường có từ 30.000 – 40.000 hoa và chỉ nở trong 3 – 4 ngày, thời gian thụ phấn thường kéo dài khoảng 2 – 3 giờ. Hoa cafe cherry thường nở đồng loạt và nở thành từng chùm trắng muốt, hương thơm ngào ngạt.
Cà phê cherry thường thu hoạch muộn hơn so với các loại cafe khác bởi hoa của cafe cherry nở là nhờ nước mưa nên sau khi các loại cafe khác đã thu hoạch xong thì cafe cherry mới bắt đầu vào mùa vụ của mình, thường khoảng thời gian này sẽ rơi vào tháng 12 âm lịch. Đặc biệt, hoa cafe cherry thường nở tại vị trí cũ vào vụ sau nên sẽ có vụ thu hoạch vào tháng 5 và tháng 7 năm sau.
Tuy nhiên, sản lượng thu hoạch của cafe cherry sẽ không cao bởi chủ yếu chúng được trồng thành hàng với khoảng cách 5 – 7m/ cây nhằm mục đích thuần loài và làm đai bao che chắn cho các lô cà phê chè, cà phê vối.
Đặc điểm nhận dạng của hạt cafe cherry
Cà phê cherry có trái hình bầu dục, màu vàng sáng bóng và thường có kích thước lớn hơn cà phê Arabica khoảng 1.5 lần, đây cũng là giống cà phê có kích thước quả lớn nhất hiện nay. Cũng vì kích thước hạt khá to nên thời gian chế biến hạt cafe cherry sau thu hoạch cũng sẽ lâu hơn so với các giống cafe khác.
Tuy cà phê có quả lớn nhưng phần thịt khá nhiều, phần hạt nhân có dáng thon và kích thước nhỏ.
Phân loại cafe cherry
Hiện nay, cà phê cherry có 2 giống chính là Coffea Liberica hay Coffea Excelsa:
- Giống Coffea Liberica: giống cà phê này được trồng chủ yếu tại vùng Guinea và vùng Liberia. Chiều cao và lá của giống Coffea Liberica ca, to hơn so với giống cà phê Excelsa và thời điểm chín của giống cà phê này cũng sẽ muộn hơn. Điểm tương đồng duy nhất của hai giống cà phê này chính là hương vị chua thanh đặc trưng của giống cafe cherry.
- Giống cà phê Excelsa: có thân cao trên 10m, quả chín khá muộn và có vị chua đặc trưng của cafe cherry.
Hương vị của cà phê cherry
Hương mít thoang thoảng quyện cùng vị chua nhẹ đã mang đến sự đặc trưng của hương vị coffee cherry. Hàm lượng cafein của cafe cherry chỉ chiếm 2%, hàm lượng cafein này thấp hơn so với hàm lượng cafein của cà phê Robusta và cao hơn hàm lượng cafein của Arabica.
Với hàm lượng cafein này, coffee Cherry sẽ có vị đắng vừa phải, thanh mát xen chút hương vị của socola nên thường được nữ giới lựa chọn.Vị cafe cherry nguyên bản rất hợp khẩu vị của người phương Tây nhưng lại không hợp khẩu vị của người Việt nên để tạo hương vị mới và cân bằng vị chua vốn có của cà phê cherry thì người pha chế thường mix thêm các loại cafe khác, mang đến một hương vị tươi mới, phù hợp với khẩu vị của người Việt.
Hy vọng, với những chia sẻ về cà phê cherry của Cà Phê Ông Bi sẽ mang đến những thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu hơn về giống cà phê này. Tuy vị cafe cherry nguyên bản không hợp với gu của đa số người Việt Nam bởi vị chua của mình nhưng sẽ thơm ngon hơn khi cafe cherry được mix cùng các loại cà phê khác.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Cà phê chồn
- Cà phê culi là gì
- Tìm hiểu cà phê catimor
Xin chào, mình tên Duy Digital – founder của CÀ PHÊ ÔNG BI. Là người thích thưởng thức cà phê nên thương hiệu CÀ PHÊ ÔNG BI ra đời không chỉ mang đến cho người dùng những sản phẩm chất lượng với giá thành hợp lý mà còn chia sẻ những kiến thức hữu ích về cà phê. Hy vọng bạn sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc chọn được loại hợp GU, an toàn khi sử dụng!