Lịch sử cà phê rất thú vị, nó đã đi khắp thế giới, bị đánh cắp từ hoàng gia, được đưa ra khỏi những quốc gia có hệ thống canh phòng nghiêm ngặt, từng là nguyên nhân thay đổi bộ máy và nền kinh tế của nhiều quốc gia.
Những hạt cà phê được lấy từ những cây nhỏ ở Ethiopia giờ đã trở thành loại hàng hóa có giá trị giao dịch đứng thứ 2 trên thế giới hiện nay.
Đã bao giờ bạn tự đặt câu hỏi cà phê có nguồn gốc từ đâu? và vì sao đến nay nó lạ phổ biến đến như vậy? Bài viết này sẽ đưa bạn đi ngược thời gian xuyên qua nhiều lục địa, nơi mà những hạt cà phê nhỏ bé đã từng đi qua.
1. Lịch sử cà phê có nguồn gốc từ đâu
Cà phê có nguồn gốc từ Ethiopia – một đất nước ở phía đông của Châu Phi. Nhưng chúng ta sẽ đi sâu hơn hạt cà phê được phát hiện như thế nào và làm thế nào mà nó có thể len lõi đến nhiều nơi trên thế giới.
2. Cà phê được phát hiện như thế nào
Câu chuyện được kể nhiều nhất về việc phát hiện ra những hạt cà phê đầu tiên là từ Kaldi và những con dê của ông vào năm 700 sau Công nguyên. Kaldi, một người chăn dê ở Ethiopia (trước đây là Abyssinia) đã bắt gặp những con dê của mình có hành động khá kỳ lạ – chúng đang “nhảy”.
Anh phát hiện ra rằng chúng đang ăn quả mọng đỏ và khẳng định rằng loại quả này là nguyên nhân của hành vi kỳ quặc của những con dê. Sau khi tình cờ tìm thấy loại trái cây kỳ diệu này, anh đã chia sẻ với một nhà sư, người đang tìm thấy thứ gì đó sẽ giúp anh tỉnh táo suốt đêm khi cầu nguyện.
Tuy nhiên, một câu chuyện khác cho rằng Kaldi đã chia sẻ những hạt này với một nhà sư – người này đã không chấp nhận sử dụng và ném chúng vào lửa. Kết quả là một mùi thơm tuyệt vời, dễ chịu đã trở thành cà phê rang đầu tiên trên thế giới. Ngay sau đó, hạt cà phê đã được nghiền và đun sôi để tạo ra thứ nước mà chúng ta biết ngày nay là cà phê.
3. Lịch sửa cà phê tại Trung Đông
Mặc dù câu chuyện về Kaldi có thể là một tích không có thực, nhưng có một điều chắc chắn: cà phê đến từ Ethiopia. Một điều khác mà chúng ta biết chắc chắn là nơi nó đã đi tiếp theo. Cà phê đã đi về phía bắc, băng qua biển đỏ vào Yemen trong Thế kỷ 15.
Cảng đầu tiên mà cà phê đến được gọi là Mocha (một thành phố cảng bên bờ Biển Đỏ của Yemen). Cà phê ngày càng phổ biến đồng thời nó được vận chuyển từ cảng Mocha nên dần “Mocha” trở thành từ đồng nghĩa với cà phê. Vì vậy, bất cứ khi nào bạn nghe thấy thuật ngữ mocha, khi nói về cà phê thì bạn đã biết thuật ngữ đó bắt nguồn từ đâu.
Cà phê được trồng ở Yemen và trở nên nổi tiếng ở Ai Cập, Ba Tư và Thổ Nhĩ Kỳ. Nó được ví như là rượu vang của Araby. Nước uống cà phê bắt đầu trở nên cực kỳ phổ biến khi các quán cà phê bắt đầu mở ra trên khắp Ả Rập. Tại quán cà phê, khách hàng sẽ uống cà phê, xem biểu diễn, nói chuyện, đọc báo và chơi cờ và chia sẻ thông tin – cũng giống như bây giờ (Nguồn 2). Đây là nơi bạn đã đến để chia sẻ và nghe thông tin, những quán cà phê trở thành tâm điểm của những hoạt động xã hội.
Tuy nhiên, vào đầu năm 1500, tòa án tại Mecca tuyên bố cà phê bị cấm do tác dụng kích thích của nó và điều tương tự đã xảy ra ở cả Cairo – Ai Cập, Ethiopia. Bạo loạn nổ ra trên đường phố Ả Rập cho đến khi công lý được trả lại cho những người uống cà phê.
4. Lịch sử cà phê ở châu Âu và châu Á
Lịch sử cà phê thay đổi khi hạt cà phê lan rộng cả phía đông và phía tây: Đông vào Ấn Độ và Indonesia và Tây vào Ý và phần còn lại của châu Âu.
4.1. Châu Á
Nếu đi theo đường biển, một quốc gia châu Á muốn có hạt cà phê, bắt buộc họ phải mua nó từ Yemen. Chính quyền Yamen muốn như vậy để đảm bảo rằng không ai có thể lấy hạt cà phê ra khỏi tầm kiểm soát của họ và tự trồng.
Năm 1670, Baba Budan – một vị thánh Sufi đang hành hương đến Mecca, khi trở về ông đã mang những hạt cà phê trở lại Ấn Độ – nơi anh bắt đầu trồng những cây cà phê đầu tiên. Dần dần những trang trại cà phê với quy mô lớn ở miền Nam Ấn Độ hình thành và phát triển cho đến nay.
Vào cuối năm 1600, người Hà Lan đã bắt đầu trồng cà phê (người Hà Lan đã buôn lậu cây cà phê từ Yemen từ nhiều thập kỷ trước), nhưng do thời tiết lạnh nên kế hoạch canh tác của họ thất bại thảm hại. Những người bạn ở Ceylon (nay là Sri Lanka) sau đó đã gửi cây giống cà phê tới thống đốc của Java, Indonesia.
Cà phê được trồng trên đảo Java và Java trở thành một thuật ngữ đồng nghĩa để chỉ cho cà phê. Sau đó cà phê được mang đến trồng tại Bali và Sumatra, nơi mà nó vẫn được trồng cho đến ngày nay.
4.2. Lịch sử cà phê tại châu Âu
Vào năm 1570, cà phê đã có mặt tại Venice và nhanh chóng trở nên khá phổ biến. Những năm 1600, quán cà phê mọc lên khắp châu Âu ở Anh, Áo, Pháp, Đức và Hà Lan. Giống như những quán cà phê của Ả Rập, những nơi này trở thành trung tâm xã hội nơi người ta có thể tham gia vào các cuộc trò chuyện và tranh luận chính trị.
Rất nhiều trong số những quán cà phê này thậm chí còn phát triển thành các doanh nghiệp, chẳng hạn như cửa hàng cà phê Edward Lloyd trở thành một công ty bảo hiểm với quy mô lớn.
Ở Oxford, câu lạc bộ cà phê đầu tiên của Anh khai trương. Cửa hàng này sau này được gọi là Oxford Coffee Club – nơi ý tưởng và những đổi mới được sinh ra và chia sẻ. Oxford Coffee Club sau này đã trở thành The Royal Society (Hội Hoàng gia) (Nguồn 3).
Những quán cà phê trở thành nơi thường xuyên được đàn ông Anh đến. Nếu họ không đi làm hoặc không ở các quán bia, họ sẽ tụ tập ở các quán cà phê. Phụ nữ thời đó rất tức giận vì chồng họ không bao giờ ở nhà, luôn uống cà phê và tham gia vào các cuộc thảo luận tôn giáo và chính trị. Năm 1674, phụ nữ đã lên án chống lại cà phê nhằm đưa người đàn ông của họ về nhà.
Pháp được biết đến cà phê vào thế kỷ 17 – cụ thể là vào năm 1669 – bởi Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Paris. Trong thời gian vua Louis XIV, Tòa án Hoàng gia đã ngất ngây với đồ uống và Paris đã bị cà phê mê hoặc.
5. Lịch sử cà phê xuất hiện tại Châu Mỹ
Đã chinh phục được châu Phi, các quốc gia Ấn Độ Dương và phủ khắp châu Âu, những hạt cà phê nhỏ bé sắp sửa tiến xa hơn về phía tây để chinh phục mọi quốc gia bên bờ Đại Tây Dương.
5.1. Trung Mỹ
Vào đầu thế kỷ 18, thị trưởng của Amsterdam (Hà Lan) tặng vua Louis XIV của Pháp một cây cà phê nhỏ (năm 1714) (Nguồn 4), Cây này được bảo vệ trong Vườn Bách thảo Hoàng gia Paris. (Mặc dù người Hà Lan không thể trồng cây cà phê ở đất nước họ mà chỉ có thể giữ chúng sống trong các nhà kính đặc biệt)
Một thuyền trưởng của Hải quân Pháp, Gabriel Mathieu de Clieu đóng quân ở Martinique nhưng tình cờ đến thăm Paris. Không rõ liệu cuối cùng anh ta có ăn cắp mẩu từ cây cà phê của vua Louie hay không, hay chính vua Louie đã ra lệnh cho de Clieu thành lập một đồn điền cà phê ở Martinique (Pháp). Nhưng de Clieu đã lấy vài nhánh và đi thuyền đến vùng biển Caribbean, nơi có điều kiện trồng cà phê lý tưởng.
Trong suốt thời gian di chuyển trên biển, nước khan hiếm trên thuyền nhưng anh ta đã giữ cho cây sống bằng cách dùng chính lượng nước uống mà anh mang theo. Khi đến đảo, anh ta bí mật trồng nó trong số những cây khác để giữ an toàn. Trong vòng 3 năm, các đồn điền cà phê trải khắp Martinique, St. Dominique và Guadalupe.
Năm 1730, Thống đốc Anh của Jamaica, Ngài Nicholas Lawes đã mang cây cà phê đến đảo của ông. Trong một thời gian ngắn, cà phê đã phát triển sâu trong vùng Blue Mountains, một khu vực trồng cà phê đặc biệt.
5.2. Lịch sử cà phê ở Brazil – đế chế cà phê thời hiện đại
Hiện nay Brazil là quốc gia có tổng sản lượng xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, vậy làm thế nào mà vùng đất biết đến cà phê khá muộn lại có năng suất cao nhất.
Vị đại tá Brazil yêu cầu cây giống cà phê từ Thống đốc Pháp. Khi yêu cầu của anh bị từ chối, anh đã gạ gẫm với vợ của Thống đốc Pháp, và cuối cùng cô ta đã bí mật đưa cho Francisco một số mẫu cà phê. Ông đã mang những mẫu này trở về Brazil và bắt đầu đế chế cà phê lớn nhất hành tinh.
Cho đến năm 1822, sản xuất cà phê bắt đầu bùng nổ ở Brazil và năm 1852, đất nước này trở thành quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới và vẫn duy trì cho đến ngày nay. Năm 1893, cà phê từ Brazil được đưa đến Kenya và Tanzania, gần nơi nó được phát hiện (Ethiopia) và được trồng ở vùng đất Đông Phi.
5.3. Nước Mỹ định hình ngành công nghiệp cà phê như thế nào
Cuộc hành trình của Mỹ với cà phê bắt đầu từ thế kỷ 18 với Đảng Boston Tea Party và American Revolution, Năm 1773. Một nhóm những người yêu nước, nhiều người ăn mặc như người Mỹ da đỏ, lẻn lên những chiếc tàu chở trà của người Anh đậu ở cảng Boston và đổ tất cả trà xuống đại dương để nổi dậy chống lại thuế của người Anh đối với trà!
Người Mỹ tẩy chay trà, và cà phê đã thay thế trở thành đồ uống được người Mỹ ưa chuộng. Kể từ đó, Mỹ là quốc gia nhập khẩu cà phê hàng đầu thê giới cho đến tận bây giờ (Nguồn 5). Cà phê phổ biến khắp nước Mỹ đã làm kích thích kinh tế đối với nhiều quốc gia trên khắp Nam và Trung Mỹ.
Hawaii (không thuộc nước Mỹ cho đến năm 1959) bắt đầu trồng cà phê vào năm 1817 – được người Brazil mang đến. Năm 1825, vườn cà phê đầu tiên chính thức ra đời, ngày nay chúng ta biết đến với cái tên Kona trong ngành cà phê.
6. Ngành công nghiệp cà phê ngày nay
Lịch sử cà phê đã đi một chặn đường khá dài đến thế kỷ 19, cà phê là một hiện tượng toàn cầu, nó được vận chuyển và tiêu thụ ở khắp mọi nơi, kèm theo là những đổi mới trong rang, đóng gói và pha chế cà phê trong suốt 200 năm qua.
6.1. Công nghệ trong ngành cà phê
Năm 1818, một thợ kim loại ở Paris đã phát minh ra thiết bị lọc cà phê vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay. Thiết bị đã được nâng cấp rất nhiều để cải thiện chức năng ban đầu của thiết bị. Bộ lọc này đã được chuyển đến Hoa Kỳ vào năm 1865 và James H. Nason được cấp bằng sáng chế cho bộ lọc cà phê đầu tiên, được sản xuất tại Mỹ.
Năm 1864, Jabez Burns ở New York đã phát minh ra máy rang cà phê đầu tiên mà không cần phải giữ lửa. Ông được cấp bằng sáng chế và chiếc máy rang này trở thành ông tổ của tất cả các máy rang cà phê hiện đại ngày nay.
Năm 1871, John Arbuckle (người Mỹ) đã phát minh ra một cỗ máy có khả năng đong, cân, đóng gói và dán nhãn cà phê trong các gói giấy. Arbuckles trở thành nhà nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới và thậm chí còn sở hữu những tàu buôn nhất thế giới, liên tục vận chuyển cà phê từ Nam Mỹ trở về Hoa Kỳ.
Năm 1886, Joel Cheek đặt tên cho ly cà phê của mình là Maxwell House (Maxwell House là tên một khách sạn nổi tiếng, nơi đây từng có bảy vị tổng thống Mỹ đã ở lại). Vào năm 1942, vào giữa Thế chiến II, cà phê hòa tan Maxwell House đã trở thành một mặt hàng phổ biến và được tiêu thụ cực kỳ mạnh trong giới binh lính và thường dân.
Máy pha cà phê espresso đầu tiên được tạo ra vào năm 1901 tại Ý bởi Luigi Bezzera. Đó là máy pha cà phê thương mại đầu tiên sử dụng nước và hơi nước dưới áp suất cao để pha cà phê rất nhanh. Luigi thiết kế chiếc máy này với mục đích đơn giản là giảm thời gian pha cà phê để nhân viên của anh có thể làm việc hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, vào năm 1905, cà phê được nghiên cứu kỹ và sâu hơn, vì vậy mà nghệ thuật thưởng thức cà phê đã bước sang một trang mới. Desiderio Pavoni (người Ý) đã mua bằng sáng chế cho máy pha cà phê nguyên bản của Luigi và quyết tâm làm cho nó tốt hơn.
Cà phê được làm từ máy nguyên bản rất đắng, Desiderio kết luận rằng vị đắng là do hơi nước và nhiệt độ cao. Ông quyết định mức nhiệt độ không được vượt quá 195 độ F (không quá 90 độ C) và áp lực nước ở mức 9 BAR. Sự cải tiến này này đã tạo ra một lớp crema trên đỉnh mỗi ly espresso và cappuccino như ta thấy ngày nay.
Năm 1908, một bà nội trợ người Đức tên Melitta Bentz đã tạo ra bộ lọc cà phê giấy đầu tiên bằng cách sử dụng giấy tờ của con trai cô. Một bằng sáng chế đã được cấp và công ty của cô đã ra đời.
Vào những năm 1900, chính phủ Brazil làm việc với Nestle để tìm cách tận dụng tất cả rác thải cà phê Brazil, vì đơn giản là họ sản xuất quá nhiều. Sau nhiều năm nghiên cứu, cà phê hòa tan đã ra đời giúp chính phủ Brazil có thể kiểm soát được chất thải cà phê. Và Nescafe là thương hiệu cà phê hòa ta nổi tiếng đến tận bây giờ.
6.2. Làn sóng thứ 2 của cà phê
Trong những năm 1960 đã trải qua một cuộc cách mạng cà phê khác. Alfred Peet là một người Mỹ gốc Hà Lan có cha làm công việc rang cà phê ở Hà Lan. Alfred quyết định đưa nghề thủ công của gia đình mình vào California, vào năm 1966, Peet’s Coffee (cửa hàng cà phê của Peet) đã được mở tại Berkeley.
Năm 1971, Peet đã chia sẻ kiến thức về cà phê và kỹ thuật rang của mình với một vài người bạn. Những người này cùng nhân viên của Peet tìm hiểu cách tự mở các cửa hàng của riêng họ. Với sự cho phép của Peet, họ đã mở một quán cà phê ở Seattle bằng cách sử dụng hạt cà phê mà Peet rang và bắt chước cách bố trí cửa hàng của mình – Cửa hàng được gọi là Starbucks. Trong năm đầu tiên kinh doanh, họ đã mua một máy rang cà phê và bán các sản phẩm hạt cà phê của riêng họ. Họ thậm chí không bán cà phê pha vào thời điểm đó.
Năm 1982, Howard Schultz, một nhân viên bán hàng, người đã bán máy pha cà phê nhỏ giọt, đã gia nhập đội ngũ Starbucks với tư cách là Giám đốc Tiếp thị. Anh vô cùng hứng thú với chuyến đi tới Milan, Ý trải nghiệm những quán cà phê trên mọi góc phố. Những quán cà phê này phục vụ espresso và là nơi gặp gỡ của nhiều tầng lớp trong xã hội.
Khi trở về, Howard đã cố gắng thuyết phục các chủ sở hữu Starbucks phụ vụ các món đồ uống nhưng không được chấp thuận, học chủ muốn tập trung vào rang và bán hạt cà phê chất lượng cao. Năm 1984, Starbucks đã mua lại Peet’s Coffee, khởi đầu cho công việc kinh doanh vĩ đại. Năm sau, Howard Schultz rời Starbucks để thành lập công ty cà phê của riêng mình, Il Giornale, tập trung vào phục vụ đồ uống cà phê chất lượng.
Sau khi thành công ngay lập tức, Schultz đã mua Starbucks vào năm 1987 với giá 3,8 triệu đô la. Ông đã có thể kết hợp các kỹ thuật rang xay của Starbucks với mô hình quán cà phê của Ý. Starbucks sau đó đã liên tục mở hàng ngàn cửa hàng với mục tiêu phủ trên mọi quốc gia.
Statbucks dẫn đầu làm sóng cà phê thứ 2 tại Mỹ và đánh dấu bước ngoặc trong ngành cà phê thế giới cho đến tận bây giờ. Họ đưa người tiêu dùng trở lại với khái niệm rằng cà phê mới rang tốt hơn so với những gói mua sẵn ở các cửa hàng tạp hóa. Starbucks đã tạo ra trải nghiệm cà phê hiện đại với hạt cà phê mới rang, tất cả quy trình đều được thực hiện ngay tại những cửa hàng lớn.
Tuy nhiên như các bạn thấy, ngành cà phê không chỉ có Statbucks mà rất rất nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ vẫn luôn cố gắng không ngừng cải thiệt chất lượng cà phê cũng như chất lượng dịch vụ. Vì vậy trong tương lai chắc chắn sẽ có những đợt sóng cà phê khác có thể vượt qua cả Statbucks.
Lời kết
Trên đây là tóm tắt về lịch sử cà phê từ khi mới được phát hiện cho đến khi trở thành món nước uống vang danh khắp thế giới. Và chắc chắn trong tương lai những thương hiệu cà phê mới tiếp tục được hình thành và phát triển, góp phần tạo nên nhiều loại hình văn hóa thưởng thứ cà phê đặc sắc hơn.
Xin chào, mình tên Duy Digital – founder của CÀ PHÊ ÔNG BI. Là người thích thưởng thức cà phê nên thương hiệu CÀ PHÊ ÔNG BI ra đời không chỉ mang đến cho người dùng những sản phẩm chất lượng với giá thành hợp lý mà còn chia sẻ những kiến thức hữu ích về cà phê. Hy vọng bạn sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc chọn được loại hợp GU, an toàn khi sử dụng!